Quần áo khi bị co rút, nhăn nheo sẽ rất kém thẩm mỹ. Đồng thời cũng khiến người mặc cảm thấy không thoải mái. Cách xử lý vải co rút dưới đây mà HERAMO đề cập sẽ giúp giải quyết được tình trạng này. Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Nguyên nhân khiến vải bị co rút
Giặt mạnh bằng máy
Việc giặt bằng máy ở chế độ quá mạnh, tốc độ cao có thể làm cho vải co rút và nhăn nhúm. Đặc biệt là đối với các loại áo mỏng như áo thun, áo hai dây,… Ngoài ra, việc ma sát giữa các loại quần áo với nhau trong quá trình giặt cũng có thể dẫn đến việc vải bị rút sợi.
Sấy bằng máy sấy
Thường xuyên sấy quần áo ở nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến cấu trúc sợi vải. Điều này dẫn đến việc sợi vải có thể dễ dàng bị biến dạng, dẫn đến việc co rút và nhăn nheo trên áo. Đặc biệt là đối với các loại vải làm từ sợi polymer, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp ban đầu của chúng.
Xem thêm: 6 cách làm mới quần áo bị bạc màu hiệu quả ngay tại nhà
Cách xử lý vải co rút
Bước 1: Chuẩn bị nước ấm
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một lượng nước ấm đủ để ngâm áo bị rút sợi. Hãy chọn nước ở nhiệt độ không quá 30 độ C để không làm áo càng bị co rút thêm. Bạn cũng không nên sử dụng nước lạnh bởi chúng không có tác dụng trong việc xử lý vải co rút. Vì thế, sự lựa chọn thích hợp nhất là sử dụng nước ấm.
Bước 2: Pha nước xả vải
Sau khi đã chuẩn bị nước ấm, bạn hãy cho thêm nước xả vải vào thau. Tùy theo lượng nước ấm mà bạn điều chỉnh lượng nước xả vải phù hợp với tỉ lệ là 15ml/1 lít nước. Bạn cũng nên chọn loại nước xả nhẹ dịu để làm mềm vải một cách nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của vải.
Bước 3: Ngâm áo
Bạn hãy ngâm vải ngay khi dung dịch nước ấm và nước xả vải vẫn còn ấm. Việc này để giúp vải bị co rút được giãn nở và trở lại hình dạng ban đầu nhanh chóng hơn. Thời gian ngâm trong dung dịch này là khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, bạn cần cho thêm nước ấm nếu nước bắt đầu nguội. Hãy đảm bảo vải được ngâm đều trong nước để giúp quần áo trở nên mềm hơn. Đồng thời giúp việc xử lý vải co rút ở những bước sau dễ dàng hơn.
Bước 4: Vắt khô áo
Sau khi ngâm khoảng 30 phút, bạn có thể lấy quần áo ra và cuộn tròn, vắt nhẹ để loại bỏ lượng nước thừa. Nếu thấy phần vải bị co rút vẫn chưa mềm hoặc không giãn ra đều, bạn có thể tiếp tục quy trình ngâm. Khi vắt áo, bạn không được xoắn mạnh mà chỉ nên vắt nhẹ nhàng để tránh làm nhăn vải.
Bước 5: Phơi áo
Phơi áo sau khi xử lý vải co rút cũng là một bước quan trọng để hiện tượng rút sợi được biến mất. Các loại áo bị co rút thường có chất liệu mềm mại, dễ nhăn và nhạy cảm với tác động từ bên ngoài. Vì vậy, sau khi vắt khô, hãy đặt áo lên một chiếc khăn khô trên bề mặt phẳng và để áo thấm nước tiếp vào khăn.
Một số lưu ý trong việc xử lý vải co rút
Cách xử lý vải co rút trên khá đơn giản nhưng cũng yêu cầu khá nhiều thời gian. Đặc biệt là với các loại vải đặc biệt khó khắc phục. Vì vậy, đối với các loại vải mềm dễ bị co rút, bạn cần cẩn thận và bảo quản chúng đúng cách.
Hiểu rõ về chất liệu áo
Quần áo được làm từ các chất liệu vải mềm mại sẽ mang lại sự thoải mái và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, các loại vải này thường phải được bảo quản kỹ lưỡng để giữ được chất lượng áo. Vì thế, bạn nên tham khảo các thông tin đó trên mác áo để biết cách bảo quản chính xác về cách giặt, nhiệt độ, cách là, và một số hướng dẫn khác.
Giặt quần áo đúng cách
Việc biết cách giặt quần áo đúng cách sẽ giúp bạn tránh được việc xử lý vải co rút một cách khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho quần áo bị rút sợi.
Trước hết, bạn cần kiểm tra hướng dẫn trên mác quần áo để biết liệu chúng có thể giặt bằng máy hay không. Sau đó hãy phân loại và chọn chế độ giặt phù hợp. Bạn cũng có thể sử dụng túi giặt để bảo vệ quần áo. Đồng thời lựa chọn nhiệt độ nước thích hợp, cũng như tuân thủ các hướng dẫn khác để áo được bền đẹp như mới.
Không sấy, vắt khô quần áo mềm
Một trong những nguyên nhân khiến bạn phải xử lý vải co rút chính là sấy và vắt khô quần áo mềm. Đối với các loại vải như cotton, len, lụa,… bạn không nên sử dụng máy sấy hoặc dùng chế độ sấy khô, vắt khô. Lí do là bởi chế độ này sinh ra nhiệt độ cao và áp lực mạnh, khiến cho vải áo bị co rút.
Ủi quần áo đúng cách
Đối với các loại vải áo mềm hoặc quá mỏng, bạn không nên ủi mà thay vào đó hãy phơi khô. Các loại áo này khi gặp nhiệt độ cao sẽ rất dễ làm co rút và làm cháy, gây hư hỏng nặng nề. Trong những trường hợp thật sự cần thiết, bạn có thể vẩy một ít nước khi ủi áo để làm giảm nhiệt độ của bàn ủi nhé!
Việc xử lý vải co rút khá đơn giản để thực hiện, chỉ cần bạn có thời gian và yêu cầu một chút tỉ mỉ. Hi vọng cách trên cũng như một số lưu ý mà HERAMO vừa đề cập có thể giải quyết được vấn đề của bạn. Đừng quên theo dõi blog chia sẻ của HERAMO để không bỏ lỡ bất kỳ mẹo vặt hữu ích nào dành cho tủ đồ của bạn!
Tham khảo ngay! Dịch vụ Giặt Hấp Giặt Khô cao cấp tại Heramo.