Với những người thường xuyên sử dụng quần áo cao cấp hoặc có chất liệu đặt biệt, giặt khô là phương pháp vệ sinh duy nhất để đảm bảo được giá trị, làm sạch sẽ món đồ mà vẫn giữ được phom dáng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn giặt khô là gì? tại sao nên giặt khô, loại quần áo nào nên giặt khô, các công nghệ giặt khô phổ biến, và các loại máy giặt khô hiện có.
Giặt Khô Là Gì?
Giặt khô là phương pháp làm sạch quần áo mà không sử dụng nước. Thay vì ngâm trong nước và giặt với xà phòng, quần áo được xử lý bằng dung môi đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn và vết bẩn mà không làm hỏng vải. Phương pháp này đặc biệt hữu ích với các loại vải dễ co rút hoặc bị biến dạng khi gặp nước, như lụa, len, da, và các trang phục có chi tiết phức tạp.
Tại Sao Nên Giặt Khô?
Giặt khô mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho trang phụ, đặc biệt là những loại trang phục cao cấp hoặc dễ hư hỏng khi giặt thông thường:
- Bảo vệ sợi vải: Giặt khô giúp duy trì chất lượng và độ bền của sợi vải, hạn chế tình trạng co rút hoặc mất phom dáng thường gặp khi giặt với nước.
- Loại bỏ vết bẩn: Các dung môi được sử dụng trong giặt khô có khả năng làm sạch sâu, đặc biệt hiệu quả trong việc loại bỏ dầu mỡ và các vết bẩn cứng đầu mà không ảnh hưởng đến vải.
- Duy trì phom dáng: Đối với các bộ vest, áo khoác, và trang phục có phom dáng phức tạp, giặt khô là phương pháp giúp giữ nguyên phom và nếp gấp, giúp giữ được vẽ tinh tế của trang phục.
Xem thêm: Hướng dẫn 6 bước giặt khô tại nhà, đơn giản dễ áp dụng
Những Loại Quần Áo Nào Nên Giặt Khô?
Không phải tất cả các loại quần áo đều cần giặt khô. Tuy nhiên, đây là lựa chọn tối ưu cho một số loại trang phục nhất định, bao gồm:
- Áo vest và comple: Những bộ vest, comple thường làm từ các chất liệu cao cấp và yêu cầu giặt khô để giữ phom dáng chuẩn mực.
- Váy dạ hội và trang phục thiết kế đặc biệt: Các loại váy dạ hội, lễ phục hay trang phục thiết kế đặc biệt thường có chất liệu tinh tế và cần giặt khô để bảo vệ vải cũng như các chi tiết trang trí.
- Áo khoác và các loại áo dày: Áo khoác len, da, hoặc các loại áo có lớp lót đặc biệt nên giặt khô để giữ độ bền và khả năng cách nhiệt.
- Các loại vải nhạy cảm khác: Lụa, satin, cashmere và các loại vải tương tự cũng cần giặt khô để tránh bị nhăn, co rút hoặc hư hỏng.
Tham khảo ngay! Dịch vụ Giặt Hấp Giặt Khô cao cấp tại Tp.HCM của Heramo.
Công Nghệ Giặt Khô Phổ Biến
Trên thị trường hiện nay có nhiều công nghệ giặt khô khác nhau. Mỗi công nghệ sử dụng dung môi và kỹ thuật xử lý riêng biệt, mang đến các ưu điểm và hạn chế nhất định:
Giặt khô bằng hơi nước
Giặt khô bằng hơi nước là phương pháp này sử dụng hơi nước nóng để làm sạch vải mà không làm hỏng chất liệu. Đây là một phương pháp thân thiện với môi trường, tuy nhiên với những vết bẩn cứng đầu, khó làm sạch như dầu mỡ, vết ố thì không thể hoàn toàn loại bỏ hoàn toàn được.
Giặt khô bằng CO2
Là phương pháp giặt khô sử dụng khí CO2 ở trạng thái siêu tới hạn để làm dung môi, để làm sạch vết bẩn mà không cần dùng đến nước, công nghệ này thân thiện với môi trường và an toàn cho vải. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho thiết bị giặt bằng CO2 rất cao, nên không phổ biến trong các tiệm giặt thông thường.
Giặt khô bằng dung môi Hydrocarbon:
Hydrocarbon là 1 loại dung môi này nhẹ nhàng trên vải, ít gây hại cho môi trường và làn da của người sử dụng. Tuy nhiên, dung môi này chỉ hiệu quả cho các trường hợp vết bẩn nhẹ, dễ dàng vệ sinh, Hydrocarbon kém hiệu quả trong việc làm sạch vết bẩn dầu mỡ so với các dung môi mạnh hơn như PERC.
Giặt khô bằng dung môi Perchloroethylene (PERC):
Đây là dung môi phổ biến nhất trong ngành giặt khô nhờ khả năng làm sạch cao, đặc biệt hiệu quả với dầu mỡ và các vết bẩn khó xử lý. Tuy nhiên, PERC có thể gây hại cho sức khỏe và môi trường nếu không được xử lý đúng cách, do đó một số nước đã hạn chế hoặc cấm sử dụng PERC trong giặt khô.
Có Những Loại Máy Giặt Khô Nào?
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã phát triển nhiều loại máy giặt khô với các ứng dụng khác nhau. Dưới đây là hai loại máy giặt khô phổ biến:
Máy giặt khô gia đình:
Đây là các loại máy giặt khô có kích thước nhỏ gọn, phù hợp cho gia đình sử dụng để làm sạch các trang phục nhạy cảm. Tuy nhiên, hiệu quả làm sạch của máy giặt khô gia đình thường không cao bằng máy giặt khô công nghiệp, và dung môi sử dụng cũng hạn chế.
Máy giặt khô công nghiệp:
Loại máy này được sử dụng trong các tiệm giặt là chuyên nghiệp, với khả năng xử lý lượng lớn trang phục và làm sạch sâu hơn. Máy giặt khô công nghiệp thường có thể sử dụng nhiều loại dung môi và có tính năng lọc dung môi để tái sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Giặt khô là phương pháp làm sạch hiệu quả cho các loại trang phục nhạy cảm, giúp duy trì độ bền và vẻ đẹp của quần áo. Nếu bạn đang sở hữu các trang phục cao cấp, phức tạp hoặc làm từ vải nhạy cảm, giặt khô sẽ là lựa chọn tối ưu để đảm bảo trang phục của bạn luôn ở trong tình trạng tốt nhất.
Nhận ngay ƯU ĐÃI ĐỘC QUYỀN khi đặt hàng qua APP!