Máy Giặt Khô Là Gì? 2 Loại Máy Giặt Khô Phổ Biến Nhất Thị Trường Hiện Nay

Với một số loại quần áo cao cấp và có chất liệu đặc biệt dễ hỏng, giặt hấp/giặt khô là lựa chọn duy nhất để vệ sinh mà vẫn có thể giữ gìn giá trị món đồ sau khi giặt. Do đó, máy giặt khô đang dần trở thành sự lựa chọn tối ưu cho việc vệ sinh quần áo mắc tiền, đặc biệt tại nhà một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vậy máy giặt khô là gì? Và tại sao nó lại cần thiết, hãy cùng Heramo tìm hiểu trong bài viết này!

2 Loại máy giặt khô phổ biến nhất hiện nay
Những loại máy giặt khô phổ biến trên thị trường hiện nay

Máy giặt khô là gì?

Máy giặt khô là một loại máy để vệ sinh quần áo mà không cần dùng đến nước hoặc dùng rất ít trong quá trình vệ sinh. Thay vì sử dụng nước như các loại máy giặt thông thường, tủ giặt khô sẽ sử dụng các loại dung môi đặc biệt để vệ sinh, làm sạch quần áo. Chính vì sử dụng dung môi để làm sạch, đều này giúp bảo vệ các chất liệu cao cấp, nhạy cảm như lụa, len, da và các loại quần áo có đính đá hoặc trang trí phức tạp.

Xem thêm: Giặt khô là gì? Những điều bạn cần biết về giặt khô.

Những loại quần áo nào nên giặt bằng máy giặt khô

Việc lựa chọn giặt khô là vô cùng cần thiết cho các loại quần áo cao cấp và có chất liệu đặc biệt, giúp bảo quản trang phục bền đẹp, không bị hư hỏng do giặt nước. Dưới đây là các loại quần áo nên giặt bằng tủ giặt khô và lý do vì sao:

  • Vest: Vest được làm từ những chất liệu như len, dạ, hoặc cotton pha, dễ bị co rút và mất dáng nếu giặt bằng nước. 
  • Váy cưới: Váy cưới được làm từ các chất liệu mỏng manh như ren, lụa, hoặc satin, có nhiều chi tiết trang trí như đính đá, ngọc trai.
  • Đầm: Những chiếc đầm làm từ chất liệu mềm mại như chiffon, voan, lụa rất dễ bị nhàu, mất dáng khi giặt nước. 
  • Sơ mi, áo thun cao cấp: Các loại sơ mi, áo thun cao cấp được làm từ cotton mịn, modal hoặc lụa. 
  • Áo dài: Áo dài truyền thống thường được may từ lụa, gấm hoặc nhung – những chất liệu dễ bị mất màu hoặc xù lông khi giặt nước.
  • Váy: Những chiếc váy làm từ chất liệu len, dạ, lụa có thể dễ bị co rút, mất dáng khi giặt bằng máy giặt thông thường. 

2 Loại máy giặt khô phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có 2 loại lồng giặt khô chính: Máy giặt khô gia đình máy giặt khô công nghiệp. Mỗi loại máy có ưu, nhược điểm và mục đích sử dụng khác nhau. Phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người để lựa chọn loại máy phù hợp.

Máy giặt khô gia đình

Máy giặt khô dành cho gia đình
Tủ giặt khô gia đình sử dụng trực tiếp ngay tại nhà

Máy giặt khô gia đình là loại tủ giặt khô có thiết kế nhỏ gọn, với công suất không quá lớn. Phù hợp với các nhân, gia đình có nhu cầu giặt giũ quần áo cao cấp hoặc chất liệu đặc biệt ngay tại nhà. Hơn nữa các dòng máy này thường được trang bị thêm các tính năng hấp, sấy khô nhanh không cần phơi.

Dưới đây là một số thương hiệu tủ giặt khô gia đình nổi bật cùng các kích thước phổ biến: LG Styler, Samsung AirDresser, Electrolux Vapour Care, Panasonic Steam Closet,…

Xem thêm: Top 3 thương hiệu máy giặt khô gia đình tốt nhất hiện nay.

Kích thước và công suất phổ biến của tủ giặt khô gia đình:

  • Tủ giặt khô dung tích 8-11kg
  • Tủ giặt khô dung tích 3-5 bộ quần áo
  • Tủ giặt khô tích hợp tủ quần áo thông minh

Một số tính năng nổi bật của tủ giặt khô gia đình:

  • Giặt hấp và khử mùi: Các dòng tủ giặt khô gia đình hiện nay đều tích hợp tính năng giặt bằng hơi nước giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc.
  • Diệt khuẩn và làm sạch sâu: Công nghệ hơi nước ở nhiệt độ cao giúp tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
  • Sấy khô không cần phơi: Với tính năng sấy khô tự động, bạn không cần phải lo lắng về thời tiết hay không gian phơi quần áo. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đặc biệt trong mùa mưa ẩm.

Máy giặt khô công nghiệp 

Các loại máy giặt khô công nghiệp phổ biến
Những dòng máy giặt khô công nghiệp phổ biến

Máy giặt hấp công nghiệp là lựa chọn hàng đầu cho các tiệm giặt là chuyên nghiệp hoặc doanh nghiệp lớn như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, nơi có nhu cầu giặt số lượng lớn quần áo và đồ vải trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Bảng giá 3 loại máy giặt khô công nghiệp phổ biến.

Một số thương hiệu lồng giặt khô công nghiệp nổi bật và kích thước phổ biến trên thị trường bao gồm: Fagor, Imesa, Primus, Electrolux, Unimac,…

Kích thước và công suất phổ biến của máy giặt hấp công nghiệp:

  • Tủ giặt khô công suất 15-25kg: Phù hợp với các tiệm giặt nhỏ và vừa.
  • Tủ giặt khô công suất 25-35kg: Phổ biến ở các khách sạn nhỏ, nhà hàng hoặc doanh nghiệp có nhu cầu giặt đồ thường xuyên.
  • Tủ giặt khô công suất 35-50kg: Dành cho các cơ sở giặt là lớn, khách sạn 4-5 sao hoặc bệnh viện.
  • Tủ giặt khô công suất 50-80kg: Thường dùng tại các xưởng giặt công nghiệp lớn, nơi giặt đồ cho cả khu vực lớn hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu giặt khối lượng khổng lồ mỗi ngày.
Đặt dịch vụ Vệ Sinh Giày, Giặt Hấp, Vệ Sinh Rèm, Thảm, Sofa,… tại HERAMO. Giao nhận 2 chiều Tp.HCM Hotline: 0868.05.0586
Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

So sánh tính năng & thông số của máy giặt công nghiệp và máy giặt gia đình

Bảng này so sánh chi tiết các tiêu chí giữa tủ giặt khô công nghiệp và tủ giặt khô gia đình, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt trong công suất, tính năng và mục đích sử dụng của mỗi loại tủ giặt khô.

Tiêu chíMáy giặt khô công nghiệpMáy giặt khô gia đình
Công suất giặtLớn (15kg – 80kg mỗi lần giặt)Nhỏ (8kg – 11kg mỗi lần giặt hoặc 3-5 bộ quần áo)
Tính năngGiặt khô, giặt hấp, sấy khô, tiết kiệm nước và năng lượngGiặt khô, giặt hấp, khử mùi, diệt khuẩn, sấy khô
Công nghệ sấy khôSấy khô bằng không khí hoặc hơi nướcSấy khô tự động không cần phơi, tiết kiệm năng lượng
Khả năng xử lýXử lý khối lượng lớn quần áo, đồ vải dày và nặng như rèm, ga trải giường, đồng phụcXử lý quần áo cao cấp, vải nhạy cảm, đồ dùng hàng ngày như vest, đầm, áo dài
Dung tích phổ biến20kg – 80kg8kg – 11kg hoặc tủ giặt từ 3-5 bộ quần áo
Đối tượng sử dụngDoanh nghiệp lớn, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, tiệm giặt làGia đình có nhu cầu chăm sóc quần áo cao cấp
Kích thướcLớn, cồng kềnh, cần không gian rộng rãiNhỏ gọn, tiết kiệm không gian, phù hợp với phòng ngủ hoặc phòng thay đồ
Thời gian giặtNhanh chóng, xử lý khối lượng lớn trong thời gian ngắnThời gian giặt phụ thuộc vào số lượng quần áo nhưng vẫn khá nhanh
Độ bền và khả năng vận hànhĐộ bền cao, vận hành bền bỉ với công suất lớnVận hành êm ái, phù hợp với môi trường gia đình
Giá thànhCao, đầu tư lớn do công suất và kích thướcPhù hợp với ngân sách gia đình, giá thành hợp lý
Khả năng tiết kiệm năng lượngCao, có tích hợp công nghệ tiết kiệm năng lượng và nướcCao, tối ưu hóa năng lượng và điện năng cho gia đình

Những lưu ý khi chọn mua máy giặt khô

Chọn đúng loại máy phù hợp với nhu cầu: Nếu bạn chỉ cần giặt một lượng nhỏ quần áo và không có nhu cầu giặt hàng ngày, lồng giặt khô gia đình là sự lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn kinh doanh hoặc có nhu cầu giặt số lượng lớn, lồng giặt khô công nghiệp sẽ là lựa chọn tốt hơn.

Xem xét thương hiệu và công nghệ tích hợp: LG và Samsung là hai thương hiệu nổi tiếng với các dòng tủ

giặt khô gia đình. Còn đối với máy giặt công nghiệp, bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như công suất, dung tích và tính năng bổ sung.

Xem thêm: Dịch vụ giặt hấp cao cấp Tp.HCM của Heramo.

Chi phí vận hành: Tủ giặt khô sử dụng ít nước hơn so với máy giặt thông thường nhưng lại cần tiêu thụ nhiều điện hơn để vận hành. Do đó, bạn cần xem xét kỹ về chi phí điện năng khi sử dụng.

Cả tủ giặt khô công nghiệp và tủ giặt khô gia đình đều có những đặc điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu khác nhau. Máy giặt khô công nghiệp là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp, khách sạn, bệnh viện, và các cơ sở giặt là cần xử lý khối lượng quần áo lớn. Trong khi đó, máy giặt khô gia đình là giải pháp hoàn hảo cho các hộ gia đình có nhu cầu chăm sóc quần áo cao cấp, vải nhạy cảm, giúp bảo vệ trang phục, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.